14 phong tục đón tết truyền thống ở Nhật Bản

Từ ngày 26/12 – 30/12:  

Tạo không khí lễ hội bằng cách trang trí

Suốt ngày 25 tháng 12, đất nước Nhật Bản bắt đầu thắp đèn và trang trí Giáng sinh. Tuy nhiên, cho đến ngày 26 tháng 12 thì người ta gỡ bỏ trang trí Giáng Sinh và bắt đầu trang trí cho năm mới. Trong các vật trang trí có bánh “kagamimochi”, đó là hai cái bánh gạo mochi (bánh dày Nhật Bản) được xếp chồng lên nhau và trên cùng là quả cam daidai;  “kadomatsu” gồm 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông và “shimenawa” là những sợi dây được bện bằng rơm được đặt ngay lối vào để đuổi tà ma. Năm mới của con vật nào thì sẽ có biểu tượng của con vật ấy.

Bánh gạo mochi làm theo kiểu truyền thống

Ăn “toshikoshi” soba vào đêm giao thừa

Phần lớn các phong tục năm mới ở Nhật Bản liên quan đến nghi thức thanh tẩy. Nghi thức này trong tiếng Nhật gọi là “joya no kane”, xảy ra ở các chùa đạo Phật khắp nước Nhật Bản vào ngày cuối cùng của năm. Chuông chùa được đánh 108 lần, tượng trưng cho 108 cám dỗ trần gian truyền giảng đạo Phật, và do đó hành động này là một phong tục để loại bỏ những tội lỗi trong việc chuẩn bị bước vào năm mới. Một số chùa cho phép khách viếng thăm đánh chuông chùa sau khi nghi lễ được hoàn tất.
Làm như vậy có nghĩa là mang lại tài lộc.

Ngày 1 tháng 1

Xem mặt trời mọc lần đầu tiên trong năm mới

Ở một đất nước nổi tiếng là “xứ sở của mặt trời mọc”, không có gì lạ khi nhiều người Nhật có niềm tin rằng mặt trời mọc lần đầu tiên của năm, hay còn gọi là “hatsuhinode” mang năng lượng siêu nhiên. Cầu nguyện khi mặt trời ló dạng ở chân trời trong lần đầu tiên của năm mới sẽ mang lại may mắn, đặc biệt khi cầu nguyện ở những nơi thấy mặt trời mọc sớm nhất và đẹp nhất. Nhiều người thường chọn đi về phía những ngọn núi hay bãi biển, chờ mặt trời mọc để chào đón năm mới.

Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 3 tháng 1

Tiệc tùng

Có hai hương vị trong những ngày Tết ở Nhật Bản: “osechi” và “ozoni”. Dĩ nhiên, cả hai đều ngon.

Osechi có từ thời Heian (795-1185). Vào thời đó, người Nhật đặc biệt có niềm tin rằng nấu ăn và sử dụng lò trong 3 ngày Tết thì không mang lại may mắn. Vì vậy, tất cả thức ăn trong lúc này phải được chuẩn bị trước khi năm mới bắt đầu. Do đó, thức ăn giữ ngon trong vài ngày là điều cần thiết đối với món osechi: món ăn ninh nhừ, dùng những nguyên liệu khô, và đồ chua là những món ăn chính trong bữa tiệc năm mới. Ngoài ra, mỗi món đều có ý nghĩa tượng trưng liên quan đến trường thọ, sức khỏe tốt, khả năng sinh sản, niềm vui và hơn thế nữa

Ozoni thực sự bắt đầu với samurai như một món hầm bổ dưỡng có thể được chuẩn bị trên chiến trường, và nó bắt đầu vào thế kỷ 16 đến cuối thời Muromachi. Ozoni bao gồm những nguyên liệu chủ yếu là bánh mochi, và những hương vị khác, món ăn mở đầu câu chuyện – và các biến thể khác của món ozoni trong kho tàng văn hóa và những nguyên liệu khác trong món này phụ thuộc vào vùng miền.

Ngày 1 tháng 1

Nâng ly chúc mừng năm mới với rượu sake

Một phong tục chủ yếu được thực hiện ở các khu vực phía tây của Nhật Bản, tất cả thành viên trong gia đình uống rượu sake hay còn gọi là “toso” vào buổi sáng của năm mới. Rượu sake chứa nhiều loại dược thảo khác nhau và người ta tin rằng uống rượu sake sẽ khỏi những bệnh của năm cũ với hy vọng được trường thọ và sức khỏe tốt. Nghi thức này chỉ uống vài ngụm nhỏ chứ không uống để giải khát.

Ngày 7 tháng 1

Cầu nguyện lần đầu trong năm mới ở đền thờ

Trong vòng ba ngày đầu của năm mới, ngay cả những người Nhật không có niềm tin về tôn giáo vẫn đến đền thờ để cầu nguyện lần đầu tiên trong năm mới, vì đó là truyền thống. Trong lần cầu nguyện này, nhiều người xếp hàng để dâng cúng (5 yên là may mắn nhất) và nói lên ước muốn của họ cho năm mới với các vị thần. Vì trời có thể khá lạnh, rất nhiều đền thờ cũng sẽ phát  “amazake” (rượu ngọt) miễn phí, một thức uống êm dịu và ngọt ngào được làm từ gạo lên men làm ấm cơ thể. Nhiều người sẽ xin xăm và mua bùa hộ mệnh cho năm mới.

Tục xin xăm của người Nhật

Một trong những phong tục phổ biến nhất ở Nhật là xin xăm ở đền, hay gọi là “omikuji”, để xem vận may trong năm mới như thế nào. Có khoảng 100 hay hơn các lời tiên đoán mà một người có thể nhận được, với mỗi lời tiên đoán mô tả vận may ra sao, bao gồm chi tiết về tài chánh, sức khỏe, tình duyên và hơn thế nữa. Nếu bạn xin được lời tiên đoán không may mắn, thì người ta buộc nó lại tại một vị trí ở đền thờ với hy vọng sẽ tránh được xui xẻo.

Mua “omamori” để được may mắn

Một thuật ngữ để gọi bùa hộ mệnh, omamori được bán ở các đền thờ. Có nhiều loại omamori khác nhau dùng để xua đuổi tà ma, mang lại tình yêu cho cuộc sống, cải thiện tình hình tài chánh, sinh con an toàn v.v. Những lá bùa hộ mệnh có nhiều hình dạng khác nhau – thường thấy nhất là túi thổ cẩm nhỏ (đừng mở nó ra nếu không sẽ mất linh nghiệm)- và còn có những mũi tên đuổi quỷ (được gọi là “hamaya”). Đừng bao giờ đốt lá bùa, nếu bạn phải hủy bỏ thì đem vào đền thờ đốt trong buổi lễ trang trọng.

Cho trẻ em tiền xì lì

Trong khi trao đổi quà trong dịp Giáng sinh không phổ biến, trẻ em ở Nhật Bản không phải trao lại tiền lì xì cho ba mẹ và có thể tạo tài khoản ngân hàng nhờ vào “otoshidama” (tiền lì xì). Đó là những bao bì nhỏ đựng tiền mặt còn mới cứng. Trẻ em thưởng nhận otoshidama từ ba mẹ và họ hàng, số tiền lì xì tăng lên khi chúng sắp trưởng thành (tất cả trẻ em trong gia đình thường nhận số tiền như nhau để chúng không cảm lấy tủi thân). Điều này có vẻ hơi vô lý, nhưng những đứa trẻ được tự do chi tiêu tiền lì xì của chúng. 

Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 3 tháng 1

Tham gia những trò chơi và hoạt động truyền thống

Có nhiều phong tục ăn mừng năm mới ở Nhật Bản, tùy thuộc vào từng gia đình. Phổ biến nhất là trò chơi truyền thống “hanetsuki” (trò chơi đánh cầu), giống như trò chơi đánh vũ cầu bằng cây vợt gỗ trang trí, hay đánh bông vụ, thả diều, hoặc chơi đánh bài “karuta”. Những hoạt động truyền thống khác như viết thư pháp và đọc thơ cũng phổ biến. Xem biểu diễn bản giao hưởng số chín của Beethoven thì khá phổ biến đối với thế hệ lớn tuổi vì nó mang âm hưởng chào đón năm mới. Tuy nhiên, một số gia đình thường chọn chơi board games (cờ bàn).

Xem múa lân truyền thống

Múa lân, hay còn gọi là “shishimai” bắt đầu du nhập vào Nhật Bản trong đời đại Tang, nhưng sau đó ngấm vào văn hóa Nhật, với sự khác biệt về phong cách theo mỗi vùng miền. Shishimai được biểu diễn ở đền thờ và các địa điểm khác khắp Nhật Bản trong suốt năm mới, nhưng nếu con lân tinh nghịch “cắn” đầu một đứa trẻ, thì đứa trẻ đó sẽ được khỏe mạnh suốt năm mới.

Ngày 2 tháng 1

Hướng đến ước mơ đầu tiên của năm mới

Ít nhất từ thời Edo (1603-1868), người Nhật Bản đã đặt nhiều hy vọng vào giấc mơ đầu tiên của năm mới. Theo truyền thống đề cập đến giấc mơ từ đêm đầu tiên và đêm thứ 2 của tháng 1 (vì người ta thức khuya trước đó và không đi ngủ), bất cứ những gì bạn mơ thấy sẽ nói trước vận may nào bạn sẽ có trong suốt năm. Nếu bạn mơ thấy núi Phú Sĩ, một con diều hâu, hay một quả cà trong giấc mơ, bạn sẽ gặp may mắn nhất.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: